Hoa thược dược, hoa thược dược là loài hoa được nhiều người chọn làm hoa cắm ngày tết. Cùng tìm hiểu hoa thược dược có ý nghĩa gì và cách trồng, chăm sóc hoa ra sao nhé!
Một trong những loài hoa thuộc họ Cúc, hoa thược dược kiều diễm và quyến rũ ánh mắt được nhiều người ưa thích. Bài viết sau đây của Làng Hoa Tây Tựu bật mí ý nghĩa cũng như những lưu ý khi trồng và chăm sóc hoa thược dược cho hoa đều, đẹp.
Hoa thược dược là gì?
Nguồn gốc, ý nghĩa hoa thược dược
Hoa thược dược có tên khoa học là Dahlia, có nguồn gốc và là quốc hoa của Mexico. Đây là một chi thực vật có củ, thuộc họ Cúc và có đa dạng màu sắc với nhiều màu khác nhau như đỏ, tím, vàng, xanh và trắng. Kích thước hoa có đường kính 8 đến 10cm và nụ hoa có kích thước 2 đến 3cm.
Ý nghĩa hoa thược dược
Hoa thược dược màu đỏ: Màu đỏ của hoa thược dược mang ý nghĩa sự ngọt ngào trong tình yêu và hạnh phúc vững bền, màu đỏ rực của hoa như sự nhiệt huyết và đam mê của tuổi trẻ, lứa đôi.
Đây là hoa tượng trưng cho tình yêu ngọt ngào, hạnh phúc vững bền. Bên cạnh đó, hoa thược dược đỏ còn tượng trưng cho nhiệt huyết, đam mê mãnh liệt của tuổi trẻ.
Hoa thược dược màu trắng
Màu trắng thường được liên tưởng đến sự thánh khiết và trong sáng. Hoa thược dược trắng cũng mang ý nghĩa sự thuần khiết nhưng bên trong vẫn giữ sự dịu dàng, nũng nịu của người con gái.
Hoa thược dược màu vàng
Họa thược dược màu vàng biểu hiện cho sự sang chảnh, phú quý, ngoài ra nó còn có ý nghĩa khác là sự hạnh phúc bền lâu của các cặp đôi.
Hoa thược dược màu tím
Màu tím luôn mang ý nghĩa của sự gắn kết, thủy chung của cặp vợ chồng, tâm đầu ý hợp, trước sau vẫn như một.
Hoa thược dược màu xanh
Màu xanh của hoa thược dược mang đến niềm hy vọng và những điều tốt đẹp trong tương lai.
Hoa thược dược màu hồng
Màu hồng của hoa thược dược tượng trưng cho sự dịu dàng và tinh tế, ngoài ra nó còn có vẻ đẹp của trí tuệ.
Đặc điểm, phân loại hoa thược dược
Chiều cao trung bình của hoa khoảng 0.5 đến 1m, có một số giống hoa thược dược được lai tạo chiều cao chỉ có chừng 30cm. Thông thường, hoa thược dược mọc từ những củ nhỏ ban đầu và phát triển mạnh vào mùa xuân, vì vậy hoa thường nở vào dịp Tết nên thường được dùng để cắm hoa, trưng trên bàn thờ tổ tiên ngày Tết.
Ngoài ra, hoa còn có khả năng thích nghi cao với mọi điều kiện thời tiết, khí hậu. Vì vậy, bạn chỉ cần chăm sóc hoa kỹ càng là có thể thúc hoa nở như mong muốn.
Hoa thược dược xinh đẹp, quyến rũ như cô gái nhỏ, mỗi loại hoa thược dược với màu sắc khác nhau, ẩn trong đó những ý nghĩa khác nhau, sau đây là ý nghĩa của một số loại thược dược thường gặp.
Tác dụng của hoa thược dược
Tác dụng đối với sức khỏe
Hoa thược dược là loài cây thân thảo. Thược dược thường được xếp vào nhóm thuốc dùng để bổ huyết, sử dụng để bồi bổ cơ thể. Trong Đông Y, thược dược thường được kết hợp với các loại thuốc khác để trị rong kinh hoặc tiểu đường ở người cao tuổi, ngoài ra còn các bệnh như ho khan, ho lâu ngày.
Tác dụng trang trí
Bạn có thể mua hoa thược dược về để trang trí nhà cửa. Một lọ hoa thược dược sẽ giúp không gian trong gia đình bạn trở nên đầm ấm vui vẻ hơn. Nếu thực sự yêu thích vẻ đẹp của loại hoa này, bạn có thể trồng những chậu cây thược dược để bày trên ban công, trong vườn hoặc đặt trước cửa nhà để hút vận may.
Cách trồng và chăm sóc hoa thược dược
Với những ý nghĩa trên, hoa thược dược luôn được nhiều người ưa thích cũng như tính dễ trồng, dễ chăm sóc nên thường được trồng tại nhà. Sau đây là cách trồng và chăm sóc của loài hoa này.
Cách trồng hoa thược dược tại nhà
Chuẩn bị vật liệu: Giống có thể bằng củ hoặc hạt giống, đất hữu cơ, chậu, dụng cụ trồng cây như xẻng nhỏ, cuốc nhỏ.
Cách trồng hoa thược dược bằng củ giống
Đầu tiên, bạn ngâm củ giống vào nước chừng 30 phút.
Sau đó, bạn cho đất vào chậu tùy thích, sao cho đất trong chậu cách miệng chậu 4 đến 6cm, sau đó đào một cái hố sâu chính giữa sao cho có thể đặt vừa củ giống.
Tiếp đó, bạn đặt củ giống vào, lắp đất lại làm sao ¼ củ giống nhô trên đất là hoàn thành. Bạn nhớ tưới nước cho cây thường xuyên và có thể bón phân hữu cơ cho củ nhanh nảy mầm.
Khi thân cây phát triển ở mức nhất định, thêm đất vào chậu sao cho lắp cả phần củ giống nhô lên ban đầu, cho đất vào nhẹ tránh động rễ cây.
Nếu không trồng trong chậu mà trồng bên ngoài thì bạn vẫn làm như cách trên nhưng phải bồi thêm phân bón và lựa điểm trồng đất phải tơi, xốp, không quá cứng hay quá khô.
Khi cây phát triển nhất định, bạn cắm một cái cọc cao gần bằng thân cây, dùng dây buộc thân để cây không bị nghiêng hay cong.
Cách trồng hoa thược dược bằng hạt giống
Trước nhất, bạn ngâm hạt giống trong nước ấm trong 1 đến 2 giờ đồng hồ, sau đó vớt ra để ráo.
Kế đó, bạn lấy một chậu cây tùy ý cho đất hữu cơ tơi xốp vào.
Tiếp đó, bạn xếp hạt giống vào và cho một lớp đất tơi phía trên, tưới ít nước cho đất ẩm. Bạn nhớ tưới phun sương cho cây 3 lần một ngày.
Cuối cùng, khoảng 5 ngày hạt giống sẽ nảy mầm và chừng 10 ngày sẽ cây phát triển hơn và ra lá. Lúc này bạn có thể để vậy chăm sóc cây đến khi trưởng thành hoặc đem cây con ra điểm muốn trồng trong vườn để trồng.
Sau khi cây phát triển đủ mức thì giống như trồng củ thì bạn cắm cọc để cố định thân, cho cây ra hoa không bị nghiêng.
Cách chăm sóc hoa thược dược
Giai đoạn cây đang đâm chồi thì bạn chỉ cần tưới nhẹ, phun sương cho đất tạo ẩm. Nếu tưới nhiều quá dễ gây úng nước thối củ, chết thân.
Bón phân NPK hoặc phân đầu trâu cho cây phát triển tốt nhất, bạn bón cho cây chừng 3 hay 4 tuần một lần.
Nếu hoa bị sâu bệnh, ăn lá thì bạn dùng thuốc trừ sâu hữu cơ cho cây, hạn chế dùng thuốc trừ sâu hóa học.
Trên đây là thông tin về Hoa thược dược do Làng hoa Tây Tựu đang cung cấp cho các bạn. Hy vọng qua nội dung trên sẽ có ích cho các bạn. Nếu bạn vẫn còn muốn biết thêm về các loài hoa thì cùng đón xem các bài viết tiếp theo của chúng tớ nhé!