Hoa hiên có tác dụng gì? Công dụng của hoa hiên đối với sức khỏe

Hoa hiên? Hoa hiên hay còn được gọi với tên thường gọi là hoa kim châm, chúng không chỉ là loài hoa được trồng làm cảnh độc đáo mà còn là dược liệu được dùng chữa bệnh trong y học cổ truyền.

Do thảo dược này có chứa các thành phần dược lý rất đa dạng nên thường được dùng là thuốc giải nhiệt, cầm máu, giảm viêm, kinh nguyệt không đều, chảy máu cam, mất ngủ, viêm đại tràng,… Vậy hoa hiên là gì? Hoa hiên có tác dụng gì? Để hiểu rõ hơn về tác dụng của hoa hiên, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.

Hoa hiên là gì?

Cây hoa hiên thuộc họ hành tỏi Liliaceae có tên khoa học là Hemerocallis fulva L. Bên cạnh đó, cây hoa hiên còn được gọi với nhiều tên gọi khác như kim châm, kim ngân thái, huyền thảo, hoàng hoa,…

Hoa hiên là loại cây thân thảo sống lâu năm có chiều cao lên tới 1m, thân rễ có nhiều rễ mầm nhỏ, trong khi thân rễ ngắn có nhiều rễ củ tròn, xếp thành chùm.

Các lá có kích thước rộng khoảng 2,5cm và dài 30-50cm, dạng sợi hình mác, mọc xòe ra và thường gặp xuống ở phía ngọn. Mép lá nguyên, đầu lá nhọn thuôn dài, mặt trên của lá có nhiều mạch xếp thành hai hàng song song trên một mặt phẳng, gốc có các bẹ lớn mọc ốp vào nhau.

Hoa có kích thước to, màu vàng cam hoặc màu vàng đỏ rất đẹp, có mùi thơm dịu nhẹ dễ chịu, tràng hoa hình phễu gồm 6 cánh hoa. Trục hoa thường cao bằng lá, phía trên trục mang hoa có phần nhánh với khoảng 6-12 hoa. Bao hoa hình phễu, ở phía trên xẻ thành 6 phiến, bầu có 3 ngăn, nhị 6.

Quả có hình ba cạnh, bên trong là những hạt màu đen, bóng. Cây hoa hiên thường ra hoa và quả vào mùa hè và thu, bên cạnh đó hoa hiên thường được lấy để nấu canh hoặc xào ăn kèm với cơm.

Hoa hiên

Khu vực phân bố

Hoa hiên là cây thuộc khu vực ôn đới có khí hậu ẩm mát quanh năm ở châu Âu và châu Á. Hiện nay, cây hoa hiên được phân bố ở khá nhiều nơi kể cả khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới để dùng làm nguyên liệu nấu ăn và trồng làm cây cảnh. Tuy nhiên, nơi được trồng nhiều nhất chủ yếu là Trung Quốc và Nhật Bản.

Ở Việt Nam, một số vùng có khí hậu ẩm mát quanh năm như Sapa, Lào Cai và Đà Lạt cũng được trồng để làm cảnh.

Cây hoa hiên thường có khả năng sinh trưởng và phát triển gần như quanh năm, cây được trồng bằng mầm rễ vào mùa xuân và mùa thu.

cây được trồng để trang trí làm cảnh ở sân vườn hoặc công viên.

Thu hái, chế biến

Theo nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy cả hoa, lá và rễ của cây hoa hiên đều có giá trị dược lý cao.

Phần lá thường được dùng ở dạng tươi và có thể được thu hoạch bất cứ thời điểm nào trong năm.

Phần hoa được thu hoạch vào vào mùa hạ hoặc mùa thu, lúc hoa mới chớm nở, có thể đem phơi khô hoặc sấy nhẹ cho khô rồi dùng.

Riêng phần rễ được thu hoạch vào mùa đông có khi vào mùa thu, sau khi thu hoạch về thì đem rửa sạch, có thể dùng tươi hoặc khô và bảo quản dùng dần.

Hoa hiên khô hoặc tươi được dùng làm màu nhuộm trong ẩm thực Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Triều Tiên, Nhật Bản. Vì vậy, hoa hiên rất có giá trị nên được nhân giống trồng rộng rãi.

Thành phần hóa học

Hiện nay, dược liệu này có rất nhiều tài liệu nghiên cứu các thành phần của nó, theo tài liệu Ấn Độ cho thấy:

Hoa hiên của Trung Quốc có chứa 85,49% nước, 10,44% nitơ tự do, 1,66% protein, 0,78% tro, 0,4% chất béo, đường khử, các axit amin như iodin, choline, adenine, còn có arginine. Đây còn là nguồn nguyên liệu tốt cho vitamin A, vitamin C, calo, photpho, sắt, natri, canxi,…

Rễ cây hoa hiên có chứa asparagine.

Tác dụng dược lý – Hoa hiên có tác dụng gì?

Trong đông y hoa hiên có tác dụng gì?

Theo các tài liệu đông y ghi nhận, vị thuốc hoa hiên có vị ngọt, tính mát. Vị thuốc hoa hiên có tác dụng chữa tiểu tiện khó, tiểu tiện ra sỏi, viêm gan, vàng da, ho ra máu, vú sưng đau, kiết kỵ, thủy thũng, chảy máu cam, các khớp sưng đau, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến vú, viêm tai giữa, bệnh trĩ nội kèm ra đi cầu ra máu, kinh nguyệt không đều,…

Ngoài ra, vị thuốc này còn có công dụng thanh nhiệt, lợi sữa, an thai, sáng mắt, lợi tiểu, tiêu đờm.

Tại Trung Quốc, các nhà khoa học đã phát hiện hoa hiên được sử dụng đểb điều trị cao huyết áp hoặc rễ hoa hiên cho rõ kết quả bệnh do sán máu, sán máng (schistosomiase) gây ra, tuy nhiên nếu sử dụng ở liều dùng cao có thể gây mờ mắt.

Dược liệu được sử dụng bằng cách sắc lấy nước uống hoặc dùng dạng củ tươi giã nát rồi đắp ngoài da. Sử dụng với liều thuốc sắc khoảng 6 – 12g/ngày hoặc có thể điều chỉnh cho phù hợp đối với từng bài thuốc. Tuy nhiên, nước sắc từ hoa hiên có tác dụng làm đông máu nhanh nên cần lưu ý khi sử dụng.

Trong y học hiện đại hoa hiên có tác dụng gì?

Những nghiên cứu khác về vị thuốc hoa hiên khi nghiên cứu trên động vật trong y học hiện đại cho thấy:

Với nước sắc hoa hiên có tác dụng làm giảm nhanh thời giam đông máu tức là có thể làm tăng hàm lượng prothrombin trong máu.

Đồng thời, nước sắc hoa hiên cũng giống như vitamin K có tác dụng kháng với dicoumarin – Đây là chất kéo dài thời gian đông máu.

Hồng cầu tăng, tiểu cầu tăng nhưng số lượng bạch cầu và công thức của bạch cầu không đổi.

Làm tăng trương lực của thành ruột cô lập và tử cung.

Có tác dụng ngoại vi rõ rệt hơn là tác dụng trung ương.

Những bài thuốc chữa bệnh từ hoa hiên

Chữa kinh nguyệt không đều

Lấy 12g hoa hiên, 12g ích mẫu thảo, 12g ngải cứu và 20g rễ củ gai. Đem các dược liệu sắc với 600ml nước, đun trên lửa nhỏ, đến khi nước cạn còn 200ml là đạt. Sau đó chắt lấy nước, chia làm 2 lần uống trong ngày, nên uống khi thuốc còn ấm, mỗi ngày uống 1 thang, áp dụng liên tục ít nhất trong 7 ngày.

Chữa bệnh trĩ nội, đi đại tiện ra máu tươi

Lấy 20g hoa hiên và 20g cây huyết dụ đem các dược liệu sắc lấy nước uống hàng ngày, uống khi thuốc còn ấm nóng, mỗi ngày uống 1 thang.

Chữa mất ngủ

Lấy 12g hoa hiên, 10g lá vông nem và 20g lá dâu tằm đem nấu canh ăn hàng ngày hoặc đem phơi khô hoa hiên trong bóng râm, sao qua lửa và hãm uống thay chè hàng ngày.

Chữa tắt tia sữa

Lấy 12g hoa hiên và 20g bồ công anh đem sắc với 1 thăng nước, đun trên lửa nhỏ đến khi nước cạn còn 1/3 nước thuốc thì ngưng, chia làm 3 lần uống trong ngày, mỗi ngày uống 1 thang và kiên trì uống liên tục trong 7 ngày.

Hoa hiên

Những món ăn từ hoa hiên – Hoa hiên có tác dụng gì?

Món hoa hiên xào phở

Lấy 4 lạng hoa hiên, nửa cái bắp cải, nửa củ cải đỏ, nửa củ hành tây, nửa kg phở và 250g thịt ba chỉ. Hoa hiên đem bỏ cuống rồi dùng nước tráng nhanh qua, bắp cải cắt nhỏ thành sợi, củ cải đỏ và củ hành tây gọt vỏ, cắt sợi dài và thịt cũng cắt thành sợi.

Tiếp đó xào thịt và củ hành tây xào cho thơm rồi cho tiếp bắp cải và củ cải đỏ, đến khi các nguyên liệu chín đều, thêm gia vị vừa ăn rồi cho thêm 2 chén nước vào. Nấu khi nước sôi thì cho phở và hoa hiên vào đảo đều rồi tắt bếp.

Canh hoa hiên với sườn – Hoa hiên có tác dụng dụng gì? 

Lấy 1 lạng hoa hiên khô và 250g sườn heo, đem sườn heo rửa sạch, chặt nhỏ rồi luộc sơ và vớt ra. Hoa hiên thì ngắt bỏ phần đầu thô, cho vào nồi nấu cùng với sườn, cho thêm 6 chén nước nấu chín, cho thêm chút muối là ăn được.

Đây là món ăn, đồng thời cũng là bài thuốc thơm ngon bổ dưỡng với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như làm giảm căng thẳng, giải tỏa tâm lý, ngực giãn nở và nhuận tràng. Ngoài ra, món ăn này rất tốt cho những đứa trẻ hiếu động, chậm lớn, tinh thần hoảng loạn hoặc bị hoảng hốt.

Bột hoa hiên có tác dụng gì?

ở nhiều vùng nông thôn, bột hoa hiên thường được cho vào canh cua, cá để tăng mùi vị thơm ngon. Lấy 10 – 20g bột hoa hiên khô hoặc 30 – 50g bột hoa hiên khô, đem sắc hoặc ép lấy nước uống để chữa sốt, tiểu tiện khó, phù thũng, viêm khớp, lỵ, sưng vú, nôn ra máu, chảy máu cam.

Phụ nữ bị khí hư do thấp nhiệt có triệu chứng bứt rứt, mất ngủ, phiền muộn, tiểu tiện ít và đỏ, ra khí hư đặc màu vàng nên dùng hoa hiên xào với thịt heo nạc để ăn lúc đói liên tục 5 – 7 ngày.

Trên đây là thông tin về hoa hiên do Làng hoa Tây Tựu đang cung cấp cho các bạn. Hy vọng qua nội dung trên sẽ có ích cho các bạn. Nếu bạn vẫn còn muốn biết thêm về các loài hoa thì cùng đón xem các bài viết tiếp theo của chúng tớ nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *