Hoa huệ? Đặc Điểm, Ý Nghĩa Và Chăm Sóc Hoa Huệ Đúng Cách

Hoa huệ?  là loại hoa tươi trang nhã với một hương thơm đặc trưng quen thuộc được rất nhiều người ưa thích. Vậy bạn đã thật sự hiểu về loài hoa này chưa? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé?

Đặc điểm của hoa Huệ

Hoa huệ có tên khoa học là Polianthes tuberosa, các tên gọi khác là Dạ Lai Hương (hương thơm vào ban đêm) hay Vũ Lai Hương (hương thơm trong mưa). Có nguồn gốc từ Mê – xi – cô là loại hoa nở về đêm và có mùi thơm rất đặc trưng.

Cây hoa huệ có hình dáng khá giống với cây tỏi, là cây thân thảo mọc thẳng đứng, sống lâu năm, cao từ 80 cm đến 160 cm.

Lá cây hoa huệ hình kiếm dài màu xanh bóng, nhọn ở đầu, trông rất mướt mắt.

Hoa huệ mọc trên cuống dài, cuống thẳng kết thành chùm liên tiếp nhau trên ngọn, càng về đầu ngọn hoa càng mọc dày.

Hoa mọc ra ở nách cuống, có 6 cánh hình thìa thuôn dài, thường có sắc trắng tinh khiết. Hoa huệ đặc biệt bởi đặc tính nở về đêm. Cấu tạo của các cánh hoa nhạy cảm với độ ẩm, các lỗ khí khổng trên cánh hoa trao đổi khí mở to kích thích hương thơm bay ra là lý do giải thích tại sao hoa lại thơm hơn khi trời mưa.

Hoa huệ cắm cành trưng rất bền được 7-15 ngày.

Hoa huệ

Ý nghĩa của hoa huệ

Hoa huệ thường được biết đến với nhiều ý nghĩa như biểu tượng của hoàng gia và vương giả, vẻ đẹp tuổi trẻ và sự tinh khiết, lòng đam mê, sự tái sinh hoặc đổi mới…

Theo màu sắc, hoa huệ mang những ý nghĩa sau:

Hoa huệ trắng: biểu tượng của sự thuần khiết tinh khôi, tinh khiết như màu trắng vốn có của nó. Hoa huệ trắng cũng thường dùng để viếng mộ hoặc sử dụng trong thờ cúng.

Hoa huệ sọc hồng: Tượng trưng cho tham vọng và sự cổ vũ khích lệ vượt qua khó khăn.

Hoa huệ đỏ: Là biểu tượng của sung túc đầy đủ, thịnh vượng, hạnh phúc, người ta thường bắt gặp hoa huệ đỏ trong lễ cầu hôn.

Hoa huệ vàng: Như màu vàng vốn có, huệ vàng tượng trưng cho sự sang trọng quý phái, thịnh vượng và tài lộc. Đó cũng là lý do hoa huệ vàng được dùng để trang trí trong dịp tết hoặc cắm lẵng hoa chúc mừng.

Các loại hoa huệ

Huệ có 2 giống phổ biến là huệ đơn và huệ kép.

Huệ đơn: hay còn gọi là Huệ Xẻ với dáng cây thấp ra hoa ngắn và thưa.

Huệ kép: hay còn gọi là Huệ Tứ Diện với dáng cây cao, hoa dày và kích thước mỗi hoa dài.

Ngoài ra người ta còn chia huệ thành ba loại:

Huệ sẻ với hoa nhỏ và nhanh tàn.

Huệ trâu với thân cao đến 1,5m hoặc hơn hoa dài, to hơn.

Huệ ta với thân lùn, hoa nở ngay trên cây và tỏa hương thơm.

Công dụng của hoa huệ

Dùng trong thờ cúng và thăm viếng: hoa huệ trắng thường dùng để chưng trên bàn thờ hoặc thăm viếng mộ phần.

Dùng để trang trí: Hoa huệ màu vàng, đỏ, sọc hồng thường được dùng để cắm hoa trang trí trong nhà, cắm lẵng hoa hay trồng trang trí ở sân vườn…

Công dụng với sức khỏe: Đối với cơ thể, hoa Huệ có tác dụng phòng chống thiếu máu, hỗ trợ điều trị đục thủy tinh thể, cải thiện giấc ngủ, thư giãn, giảm đau họng, tăng cường hệ thống miễn dịch…

Cách trồng hoa huệ

Thời vụ trồng: Có thể trồng quanh năm.

Chuẩn bị giống: Hoa huệ được trồng từ củ, hiện nay phương pháp nhân giống phổ biến nhất là tách cây con từ củ cây mẹ. Để có cây con khỏe mạnh bạn cần chọn củ mẹ khỏe mạnh, không bị thối, sạch bệnh. Nên chọn củ trên 2 cm để trồng

Chuẩn bị chậu trồng cây: Chậu được chọn phải có lỗ thoát nước và kích thước phù hợp với củ giống, tạo đủ không gian cho củ giống phát triển.

Chuẩn bị giá thể trồng: Giá thể trồng hoa huệ cần phải sạch bệnh, tơi xốp, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt. Có thể trộn tro trấu, chất hữu cơ vào đất để làm giá thể trồng cây.

Nếu bạn phân vân không biết tỷ lệ giá thể nào là phù hợp và làm sao để xử lý giá thể sạch bệnh, bạn có thể dùng đất trồng hoa đã được phối trộn sẵn

Trồng cây: Cho giá thể và vùi củ giống vào chậu, chú ý để lộ ½ đến ⅓ củ giống.

Đặt chậu ở nơi khô ráo và thoáng mát, tưới nước duy trì độ ẩm trung bình cho đất, khoảng 15 – 20 ngày sau trồng cây sẽ bắt đầu ra lá. Lúc này bón phân cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây, mang cây ra nắng khi lá cây dài khoảng 3 – 5 cm.

Hoa huệ

Cách chăm sóc hoa huệ

Tưới nước: Hoa huệ chịu ẩm kém, nên duy trì độ ẩm đất khoảng 60 – 80%, thường xuyên chú ý độ ẩm đất tránh để cây thiếu nước chứ không nên tưới nước quá nhiều khiến cây bị úng.

Ánh sáng: Hoa huệ ưa bóng và có thể phát triển trong môi trường nửa bóng, nếu cây trồng trong môi trường ánh sáng mạnh, nắng nhiều thì sẽ cho lá ngắn, hoa thấp. Trái lại nếu ở trong môi trường nửa bóng thì sẽ cho lá và hoa dài. Nếu bạn muốn trồng cây trong nhà thì nên mang cây ra phơi nắng 2 – 3 lần/tuần, mỗi lần khoảng 3 – 4 tiếng vào buổi sáng.

Phân bón: Hoa huệ là loài cần nhiều dinh dưỡng nên cần cung cấp dinh dưỡng thường xuyên cho cây bằng phân hữu cơ hoặc phân bón lá. Lưu ý là bón đủ lượng và đúng lúc cây cần.

Tỉa lá: Nên thường xuyên tỉa bỏ lá già và sâu bệnh, tạo môi trường thông thoáng và tăng tính thẩm mỹ cho cây.

Phòng trừ sâu bệnh: Theo dõi thường xuyên để kịp thời phát hiện và xử lý các loại sâu bệnh xuất hiện trên cây.

Hoa huệ nở vào mùa nào

Cây huệ ưa sáng, nở hoa quanh năm khi đủ trưởng thành nhưng thường vào mùa hè. Củ giống càng lớn sẽ càng nhanh cho ra hoa, củ giống nhỏ sẽ lâu cho ra hoa hơn.

Các màu của hoa huệ

Hoa huệ chủ yếu có màu trắng, tuy nhiên cũng có khá nhiều màu sắc như đã đề cập ở trên như: Sọc hồng, đỏ, vàng, cam, tím…

Trên đây là thông tin về Hoa huệ do Làng hoa Tây Tựu đang cung cấp cho các bạn. Hy vọng qua nội dung trên sẽ có ích cho các bạn. Nếu bạn vẫn còn muốn biết thêm về các loài hoa thì cùng đón xem các bài viết tiếp theo của chúng tớ nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *