Hoa Kim Chính Nhật? Triều Tiên đỏ rực hoa Kim Nhật Thành, Kim Chính Nhật

Hoa Kim Chính Nhật? Nhắc đến mùa xuân, người ta thường nghĩ ngay đến những loài hoa xuân. Tháng 3 năm nay có nhiệt độ cao hơn mọi năm nên hoa nở sớm. Đến tháng 4 là mùa hoa đỗ quyên Jindallae nở rộ. Giữa tháng 4 và tháng 5 lại có hoa thạch lam Cheoljjuk và tử đinh hương. Vẻ đẹp rực rỡ của những bông hoa xuân nở rộ vào tháng 4 làm xao xuyến lòng khách du xuân.

Vì vậy, lễ hội hoa xuân được tổ chức trên khắp cả nước vào những ngày cuối tuần để tiếp đón các du khách. Tương tự Hàn Quốc, tháng 4 là mùa hoa nở rộ ở Bắc Triều Tiên. Bữa tiệc hoa của mẹ thiên nhiên trải dài từ thành phố Kaesong (tỉnh Bắc Hwanghae) phía Nam ấm áp qua thủ đô Bình Nhưỡng đến thành phố Hamheung (tỉnh Nam Hamgyong) phía Bắc, kéo dài đến tháng 4 và sang tháng 5. Trong số đó, hoa mơ là loài hoa đại diện cho mùa xuân tại nước này.

Hoa mơ nở rộ ở trung tâm Bình Nhưỡng vào tháng 4. Khác với Hàn Quốc trồng nhiều cây ngân hạnh, Bắc Triều Tiên không có nhiều ngân hạnh mà thay vào đó trồng nhiều cây mơ. Mùa hoa mơ nở ở Bình Nhưỡng rất đẹp.

Khi mùa xuân đến, truyền thông miền Bắc thường đăng tải hình ảnh hoa nở rộ tại Bình Nhưỡng. Đặc biệt, nước này cũng tuyên truyền về đường phố mùa xuân bằng cách đưa hình ảnh về các điểm tham quan chính như cổng Khải Hoàn Môn, khu phố Mangyeongdae, Tháp tư tưởng Juche (Chủ thể) và đỉnh Moranbong, đồng thời người dân nước này cũng đi ngắm hoa mơ.

Nhằm khôi phục Bình Nhưỡng vốn đã bị tàn phá do chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), cố Chủ tịch Kim Nhật Thành (Kim Il-sung, 1912-1994) đã ra lệnh trồng hoa mơ để mang lại sức sống cho vẻ ngoài đìu hiu của con phố và lấy trái mơ làm thực phẩm.

Chỉ thị này được tiếp tục thực hiện cho đến gần đây. Bắc Triều Tiên thực hiện Cuộc vận động trồng cây chữ thập đỏ mùa xuân để trồng cây mơ trên cả nước cho đến năm 2020. Tuy nhiên, đây lại không phải là quốc hoa của nước này.

Quốc hoa của Bắc Triều Tiên là hoa mộc lan, ghép từ hai Hán tự “mộc” chỉ cây cối và “lan” chỉ hoa lan. Tháng 5/1964, cố Chủ tịch Kim Nhật Thành đã đến núi Chongbang ở tỉnh Hwanghae, đã kể lại kỷ niệm khó quên khi ông từng cùng bà của mình ngắm những bông hoa màu trắng.

Sau khi nghe được tin này, cố Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Kim Jong-il (1941-2011), khi đó cần thể hiện lòng trung thành với cha mình là Kim Nhật Thành để trở thành người kế vị, đã nỗ lực tìm kiếm những bông hoa trắng đó, vốn được gọi là hoa Hambak.

Khi ông Kim Jong-il tặng nó cho cha mình, cố Chủ tịch Kim Nhật Thành tỏ ra rất vui. Vì vậy, ông đã dùng từ “lan”, vốn được dùng để chỉ loài hoa đẹp, để đặt tên cho loài hoa này là “mộc lan” và chỉ định nó làm quốc hoa.

Quốc hoa của Hàn Quốc là hoa dâm bụt (Mugunghwa), một loài hoa “bất tử”. Đây cũng là quốc hoa của Bắc Triều Tiên cho đến đầu những năm 1960. Tuy nhiên, vào năm 1964, miền Bắc chính thức đổi tên hoa Hambak thành “mộc lan” và công bố đây là quốc hoa chính thức của nước này.

Tuy nhiên, loài hoa đại diện cho miền Bắc vào Tết Thái Dương 15/4 kỷ niệm ngày sinh của cố Chủ tịch Kim Nhật Thành lại là một loài hoa khác là hoa Kim Nhật Thành. Lễ hội hoa Kim Nhật Thành, một sự kiện được tổ chức để kỷ niệm Tết Thái Dương, là dịp để các cơ quan, người lao động, thanh thiếu niên và học sinh từ khắp Bắc Triều Tiên triển lãm những bông hoa Kim Nhật Thành mà họ đã chăm sóc cẩn thận.

Hoa Kim Nhật Thành là loài hoa được đặt theo tên cố Chủ tịch Kim Nhật Thành và là một loại cây cận nhiệt đới lâu năm thuộc họ lan phương Tây. Đây là một loài hoa mới được Viện trưởng Viện thực vật Indonesia ươm giống thành công sau hơn 200 thí nghiệm.

Để kỷ niệm 10 năm sau chuyến thăm Indonesia của cố Chủ tịch Kim, cố Tổng thống Indonesia Sukarno (1901-1970) đã tặng món quà này cho ông Kim Nhật Thành.

Tháng 1/1975, loài hoa này được ông Kim chỉ thị đưa về trồng tại viện thực vật tại Bình Nhưỡng, chính thức đổi tên thành hoa Kim Nhật Thành vào tháng 4/1977. Từ đó, miền Bắc bắt đầu nghiên cứu toàn diện về loài hoa này và xây dựng một nhà kính tại Viện thực vật trung ương để trồng hoa.

Hoa Kim Nhật Thành là loài hoa tượng trưng cho vị cố Chủ tịch này. Hoa được đặt tên theo một nhân vật có thật để có thể sử dụng làm biểu tượng thần thánh hóa lãnh đạo, được xuất hiện trong phim ảnh, âm nhạc và mỗi khu vực đều xây nhà kính để thực hiện các nghiên cứu đa dạng.

Nơi đâu có hoa Kim Nhật Thành, nơi đó giống như có sự hiện diện của vị cố Chủ tịch. Tiếp tục chính sách thần tượng hóa lãnh đạo, miền Bắc còn cho ra mắt loài hoa tượng trưng cho cố Chủ tịch Kim Jong-il.

Hoa Kim Jong-il là một loài hoa đỏ thuộc chi thu hải đường, có lá rộng và kích thước to. Nhờ màu sắc mà hoa Kim Jong-il được Bắc Triều Tiên tuyên truyền là loài hoa của nhiệt huyết và sự bất tử.

Loài hoa này được tạo ra bởi nhà làm vườn người Nhật Kamo Mototeru sau 20 năm nghiên cứu về rễ thu hải đường, loại cây có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Để thúc đẩy tình hữu nghị Nhật-Triều, mà trong đó có nhiều đóng góp của cố Chủ tịch Kim Jong-il, Nhật Bản đã tặng loài hoa này cho ông nhân dịp sinh nhật 16/2/1988.

Lễ hội hoa Kim Jong-il được tổ chức vào ngày 16/2 hàng năm, kể từ khi loài hoa này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1988, để kỷ niệm sinh nhật của vị cố Chủ tịch. Đúng với danh nghĩa là một loài hoa tôn vinh nhà lãnh đạo, hoa Kim Jong-il cũng trở thành chủ đề của một số bài hát Bắc Triều Tiên.

Bằng cách gắn tên với những loài hoa đẹp của thiên nhiên, chính sách thần tượng hóa lãnh đạo đã ăn sâu vào xã hội Bắc Triều Tiên. Việc người dân đến dâng lẵng hoa và những bông hoa trước tượng đài của hai cố Chủ tịch Kim Nhật Thành và Kim Jong-il là một hoạt động thường được thực hiện vào các ngày lễ chính trị như ngày sinh nhật của các nhà lãnh đạo và cả ngày đầu năm mới.

Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tôi đã từng cùng các bạn cùng lớp đặt hoa trước tượng cố Chủ tịch Kim Nhật Thành khi đồng hồ điểm vào khoảnh khắc năm mới bắt đầu. Trước bức tượng, chúng tôi sẽ đọc lời tuyên thệ về những việc sẽ làm trong năm mới. Ngoài dịp năm mới, chúng tôi còn phải dâng hoa vào ngày sinh của hai vị cố Chủ tịch là Tết Thái Dương 15/4 và Tết Ngôi sao tỏa sáng (Kwangmyongsong) 16/2. Vào tháng 4 thì chúng tôi có thể hái hoa ở những ngọn đồi gần đó, nhưng tháng 2 thì không có hoa. Mỗi thành phố và quận đều có nhà kính riêng, nhưng hoa trong nhà kính là dành cho các quan chức cấp cao cũng phải đem hoa đi dâng vào những dịp này. Các giáo viên thường nhắc chúng tôi phải mang mỗi người một bông hoa, nhưng rất khó để tìm được hay thậm chí là không thể mua được. Tôi vẫn nhớ mình đã vòi vĩnh đòi cha mẹ tìm cho tôi một bông hoa.

Theo giáo sư Jeong, việc tìm và dâng hoa trong những dịp mùa đông như năm mới 1/1 hay sinh nhật ông Kim Il-song 16/2 đặt ra gánh nặng lớn cho người dân vì không có nhiều nhà kính trồng hoa ở Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, người dân nước này vẫn sử dụng hoa vào mỗi sự kiện thần thánh hóa gia tộc họ Kim và các dịp kỷ niệm quy mô lớn.

Khi tổ chức diễu hành xe hơi để kỷ niệm hoặc khi các nguyên thủ quốc gia nước ngoài đến thăm, miền Bắc sẽ trang trí xe bằng hoa và người dân sẽ vẫy hoa giấy trên đường phố. Ở Bắc Triều Tiên, hoa đóng vai trò là biểu tượng cho xã hội, tập thể và thể chế, đồng thời là phương tiện để khơi gợi lòng trung thành của người dân. Tuy nhiên, ý nghĩa của hoa đã phần nào thay đổi kể từ khi chợ tư nhân và quá trình thị trường hóa trở nên quen thuộc tại nước này từ những năm 2000.

Ngày nay, nhiều người Bắc Triều Tiên tặng hoa cho những người thân hoặc người yêu, đặc biệt là vào ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 và Ngày của mẹ 16/11, một ngày kỷ niệm được Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ Kim Jong-un chỉ định. Chồng tặng hoa hồng cho vợ, con cái tặng hoa cẩm chướng đỏ cho mẹ chính là một trong số những thay đổi trong văn hóa tại miền Bắc.

Các cửa hàng hoa đã xuất hiện tại các chợ tư nhân trên toàn quốc, góp phần tạo nên văn hóa tặng hoa cho cha mẹ hoặc người thân yêu trong những dịp như sinh nhật và ngày lễ. Đài truyền hình trung ương Bắc Triều Tiên (KCTV) cho biết trẻ em miền Bắc tốt nghiệp mẫu giáo và nhập học tiểu học vào tháng 4 sẽ được tặng một bó hoa với một con búp bê bên trong.

Đài này cũng có từng đưa ra lời khuyên về tình cảm ẩn chứa trong những bó hoa trong sinh hoạt hàng ngày. Theo KCTV, khi đến thăm người bệnh, tốt hơn hết nên tặng hoa có màu hồng nhạt, đỏ nhạt hoặc tím nhạt vì chúng trông ấm áp và đẹp mắt. Khi số lượng người chọn hoa làm quà tặng tăng lên thì ngày càng có nhiều người ghé thăm các cửa hàng hoa. Tuy nhiên, hiện tại, do kinh tế khó khăn, nhiều người lựa chọn hoa giả vì giữ được lâu hơn hoa thật. Ngoài ra, cũng có nhiều người phải chịu áp lực vì giá cả hoa tăng cao.

Hầu hết các loài hoa tại Bắc Triều Tiên đều khá đắt đỏ, đặc biệt là ở Bình Nhưỡng. Trên đường đi lên bức tượng của hai cố Chủ tịch trên Đồi Mansudae ở Bình Nhưỡng, hoa được bày bán với giá từ 30.000 đến 80.000 won Bắc Triều Tiên (33,3 USD – 88,9 USD), trong khi một công nhân miền Bắc trung bình kiếm được mức lương hàng tháng là 3.000 won Bắc Triều Tiên (3,3 USD) và chỉ kiếm được bằng giá một bông hoa nếu nhận được cực nhiều tiền thưởng. Giá hoa cao chính là một nỗi lo lắng lớn cho người dân nước này.

Hoa Kim Chính Nhật

Hoa Kim Nhật Thành

Là một loại cây trồng lai thuộc chi Lan hoàng thảo của họ Phong lan.

Theo quyển sách phát hành tại Bình Nhưỡng “Triều Tiên trong thế kỷ 20: 100 Sự kiện Quan trọng”, thì khi Kim Nhật Thành đến Indonesia để gặp người bạn thân của mình là Sukarno, ông đã đi thăm quan Vườn bách thảo Bogor.

Tại đây, “ông đã dừng chân trước một loài hoa thân dài thẳng, lá trải đều cân bằng, mang dáng vẻ điềm tĩnh, những bông hoa màu hồng toát lên vẻ tao nhã và đài các… Sukarno nói rằng đây là loài cây chưa được đặt tên, và rằng ông sẽ đặt tên nó là Kim Nhật Thành. Kim Nhật Thành đã từ chối lời đề nghị của này, nhưng Sukarno tha thiết cho rằng được tôn vinh Kim Nhật Thành bằng cách đặt tên cho loài hoa này là một vinh dự tuyệt vời.”

Hoa Kim Chính Nhật

Hoa Kim Chính Nhật

Là một loài cây lai giống thuộc chi thu hải đường.

Để kỉ niệm sinh nhật lần thứ 46 của Kim Chính Nhật vào năm 1988, nhà thực vật học người Nhật Bản Kamo Mototeru đã trồng một loài thu hải đường lâu năm mang tên “kimjongilia” (có nghĩa là “hoa Kim Chính Nhật”). Loài hoa dược mô tả như là một “vật kỉ niệm của tình hữu nghị Triều-Nhật”, tượng trưng cho sự minh triết, tình yêu, công bằng và hòa bình.

Trên đây là thông tin về Hoa Kim Chính Nhật do Làng hoa Tây Tựu đang cung cấp cho các bạn. Hy vọng qua nội dung trên sẽ có ích cho các bạn. Nếu bạn vẫn còn muốn biết thêm về các loài hoa thì cùng đón xem các bài viết tiếp theo của chúng tớ nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *